Theo thông báo của Panasonic, công ty sẽ chi tổng cộng 10 tỷ yen (70 triệu USD) cho các dây chuyền sản xuất mới tại các nhà máy, chủ yếu nằm ở Kusatsu, tỉnh Shiga. Từ năm tài khóa 2023, “ông lớn” điện tử sẽ phân bổ lại hoạt động sản xuất máy điều hòa cho thị trường nội địa từ Trung Quốc sang Nhật Bản, nâng tỷ lệ sản xuất nội địa từ 10% hiện nay lên 40% vào đầu năm tài khóa 2024. Tại nhà máy Kusatsu, hãng sẽ lắp đặt thiết bị lắp ráp tự động để tăng gấp ba công suất.
Bước đầu tiên của kế hoạch, Panasonic sẽ đưa hoạt động sản xuất máy điều hòa cao cấp và máy nén khí bên ngoài từ Quảng Châu, Trung Quốc về lại Nhật Bản. Sau đó, các mẫu máy tầm trung cũng được đưa về Nhật Bản trong năm tài khóa 2024.
Panasonic ước tính, nhờ tự động hóa công tác thanh tra máy điều hành thành phẩm và lắp robot để lắp ráp máy nén, thời gian từ khâu sản xuất đến giao hàng sẽ giảm 1/4 so với tại nhà máy Quảng Châu. Nhà máy Quảng Châu sẽ tận dụng công suất dư thừa để tăng sản lượng phục vụ thị trường Trung Quốc.
Với kế hoạch tái cơ cấu này, Panasonic hi vọng cung cấp máy điều hòa ra thị trường nhanh hơn, tránh bị gián đoạn với chuỗi cung ứng như xảy ra trong thời kỳ Covid-19 và khủng hoảng bán dẫn.
Masaharu Michiura, Chủ tịch công ty thiết bị thông gió và điều hòa nhiệt độ của Panasonic, cho biết họ sẽ phản ứng tốt hơn trước biến động của thị trường.
Vào đầu tháng này, nhà máy Kusatsu đã mở một trung tâm nghiên cứu để phát triển một loại điều hòa sử dụng chất làm lạnh tự nhiên và một hệ thống điều hòa mới giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Panasonic đặt mục tiêu doanh thu 290 tỷ yen đối với mảng thiết bị tại Nhật Bản, bao gồm máy điều hòa và thông gió cùng hệ thống điều hòa tòa nhà trong năm tài khóa 2024, tăng 20% so với năm tài khóa 2022.
(Theo Nikkei)
Kế hoạch hành động năm 2023 triển khai Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và được Bộ TT&TT ban hành. Mục tiêu là nhằm xác định rõ các các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược phát triển bưu chính cần tập trung thực hiện trong năm nay. Yêu cầu đặt ra là các nhiệm vụ cần được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và bảo đảm hiệu quả, khả thi.
Theo kế hoạch, trong năm nay, các chỉ tiêu cần đạt gồm có: tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử là 20%; số bưu gửi của mỗi người dân trong năm là 24; số dân phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ bưu chính là 14.800; phát triển tối thiểu 3 doanh nghiệp bưu chính lớn dẫn dắt thị trường; 80% hộ gia đình có địa chỉ số; 80% hộ sản xuất nông nghiệp tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu; 100% sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu phải được gắn thương hiệu, có truy xuất nguồn gốc…
Bộ TT&TT cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, doanh nghiệp để thực hiện các nội dung công việc cần hoàn thành trong năm 2023 để đảm bảo tiến độ triển khai Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, bên cạnh việc hướng dẫn thực hiện chiến lược, Vụ Bưu chính chủ trì thực hiện nhiều nhiệm vụ như Tổng kết Luật Bưu chính năm 2010; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính giữa các doanh nghiệp bưu chính để nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng bưu chính, tiết kiệm nguồn lực kinh tế của xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp bưu chính; hình thành Cổng dữ liệu quốc gia về bưu chính; tổ chức Diễn đàn quốc gia về bưu chính...
Với lĩnh vực bưu chính, Bộ TT&TT đã xác định định hướng chuyển đổi từ chuyển phát thành hạ tầng thương mại điện tử và logistic. Với sự chuyển đổi này, ngành bưu chính mang sứ mệnh mới là “Đảm bảo dòng chảy vật chất làm nền tảng cho phát triển kinh tế số”.
Theo thống kê, trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành bưu chính là 25%/năm. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng này cũng là một mục tiêu của ngành trong 5 năm tới.
Doanh thu lĩnh vực bưu chính năm 2022 đạt 2,2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Về phổ cập dịch vụ bưu chính, năm 2022 số bưu phẩm trên mỗi người dân là 20 và mục tiêu đến năm 2025 là 50 bưu phẩm/người.
Đoàn Bổng và nhóm PV, BTV" alt=""/>100% sản phẩm trên sàn của doanh nghiệp bưu chính Việt có truy xuất nguồn gốc